Tại sao phòng khách phải hài hòa thống nhất ?
Nói tóm lại, sự tồn tại góc nhọn trong căn phòng rõ ràng là gây phiền toái, muốn hoá giải đòi hỏi phải động não, suy nghĩ thật thấu đáo, tiến hành sắp xếp, sao cho đạt mục đích vừa hoá giải được góc nhọn, lại vừa làm đẹp được căn phòng.
Cách thiết kế kiến trúc trong phòng khách nhiều ngôi nhà hiện đại không tránh khỏi có góc cạnh hoặc xà cộc. Góc nhọn gây cho ta cảm giác như bị hóc xương, có ảnh hưởng nghiệm trọng tới việc lưu thông của luồng khí, không những gây cảm quan khó chịu, mà còn tạo nên áp lực đối với thị giác và tâm lý, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với phong thuỷ nhà ở.
Nhìn từ góc độ mỹ học nhà ở, thì cũng cần có sự bố trí thật công phu, nếu không sẽ gây nên sự thiếu hài hoà thống nhất cho phòng khách, bởi vậy phải suy nghĩa tìm cách hoá giải. Hoá giải sự tồn tại của góc nhọn của căn phòng có mấy cách sau đây:
1. Có thể dùng tủ gỗ lấp đầy chỗ góc khuyết đó (gọi là tủ góc nhà), dùng loại tủ cao hoặc thấp đều được. Về hình dáng tủ có thể là tủ hình khối chữ nhật tựa che khuất góc nhọn, hoặc tủ hình khối tam giác mặt phẳng hay mặt lồi trám kín góc nhọn đó, miễn là đạt được hiệu quả lấp đầy che khuất được góc nhọn đó, từ đó tạo được hiệu quả hoá giải góc nhọn.
2. Có thể “lục hoá” không gian góc nhọn, với góc nhọn nhỏ, ta có thể đặt một chậu cảnh trồng cây xanh cao và rậm rạp lá cành, như vậy vừa cho được góc nhọn, lại vừa có không gian lục hoá với góc nhọn lớn, ta có thể xây bệ theo góc lượn đó và trồng cây cảnh làm đẹp trong nhà. Các cách này đều có thể làm giảm cảm giác tức mắt của ta đối với góc nhọn, khiến cho không gian phòng khách trở nên hài hoà hơn.
Phòng khách có thể đặt bể cá cảnh, khi chọn bể cá cần lưu ý phong thủy bể cá trong nhà.
3. Với chủ nhà thích chơi cá vàng, thì tại góc nhọn đó đặt một bể kính nuôi cá vàng cũng là cách hoá giải góc nhọn hay, bởi nước của bể cá sẽ làm ta giảm bớt cảm giác bị đè nén, về thị giác và tâm lý. Nhưng khi đặt bể cá cần lưu ý phong thủy bể cá trong nhà, bể kính cá vàng cũng không nên quá lớn, vì quá lớn sẽ chứa nhiều nước, gây cho ta cảm giác ngợp. Nhất là với phòng khách nhỏ lại càng không nên. Có nước có thể làm cho “khí” nơi góc nhọn này có khoảng dư để hồi chuyển, như vậy không những phù hợp với đạo phong thuỷ, mà còn góp phần làm đẹp ngôi nhà.
4. Có thể lựa theo thể góc nhọn, thưng bịt tạo nên một bức tường mặt lượn cong, ví như dùng tấm gõ ghép tạo nên bức tường gỗ bịt kín góc nhọn đó, sau đó trang sức trên bức tường bằng tranh chữ hay tranh phòng cảnh, về tranh phong cảnh nên là tranh sơn thuỷ là tốt nhất, dùng thể của núi cao để “trấn áp” cảm giác tức mắt của ta đối với góc nhọn. Hơn nữa còn có tác dụng làm đẹp căn phòng.
5. Có thể biến không gian góc nhọn đó thành giá kệ nhiều tầng (cắm luôn vào thành tường góc nhọn, chứ không phải tủ giá rời), để đặt chiếc độ bình lớn và bày biện chai rượu, đồ cổ sưu tầm và chậu cảnh … rồi lắp đèn màu chiếu sáng trang trí. Như vậy vừa lấp được góc nhọn lại vừa lợi dụng được không gian, làm tăng xẻ đẹp của gian phòng.
Nói tóm lại, sự tồn tại góc nhọn trong căn phòng rõ ràng là gây phiền toái, muốn hoá giải đòi hỏi phải động não, suy nghĩ thật thấu đáo, tiến hành sắp xếp, sao cho đạt mục đích vừa hoá giải được góc nhọn, lại vừa làm đẹp được căn phòng.
Leave a Reply